Phụ phí logistics (SURCHARGE) trong vận tải

Vận tải đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thương mại quốc tế. Theo Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển để hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế hiệu quả nhất. Bạn cần hiểu rõ các thuật ngữ phổ biến và các phụ phí logistics. Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ danh sách các loại phí và phụ phí thông dụng nhất, cùng theo dõi nhé!

Phụ phí logistics

Phụ phí logistics là gì?

Phụ phí logistics là một khoản phí phát sinh ngoài chi phí chính mà chủ hàng hoặc forwarder phải trả cho quá trình vận chuyển hàng hóa. Các khoản phụ phí này thường được thu dưới dạng phí dịch vụ hay phí xử lý.

Vì sao lại có phụ phí logistics

Việc phát sinh phụ phí logistics thường xuất phát từ những yếu tố phổ biến như:

  • Quy định bắt buộc khi muốn xuất nhập khẩu hàng hóa đến một nước, nhóm nước.
  • Quy định của cơ quan hải quan về các nước nhập khẩu.
  • Cảng bị trì hoãn.
  • Mùa cao điểm.
  • Giá nhiên liệu tăng.

Phụ phí logistics

Các loại phụ phí phổ biến hiện nay

Hiện có rất nhiều loại phí và phụ phí logistics được thu theo thời điểm, một số hãng tàu sẽ thu phí riêng biệt. Dưới đây là một số phí và phụ phí thường gặp, mời bạn tham khảo.

  • Phí General Rate Increase (GRI): Phụ phí cước vận chuyển vào mùa cao điểm.
  • Phí Peak Season Surcharge(PSS): Phụ phí mùa cao điểm, thường xuất hiện vào mùa cao điểm từ tháng 8 đến tháng 10 khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa chuẩn bị do ngày giáng sinh, lễ tết tăng cao.
  • Phí Bunker Adjustment Factor (BAF): Phụ phí giá nhiên liệu biến động do hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do giá nhiên liệu tăng.
  • Phí Currency Adjustment Factor (CAF): Phụ phí logistics do biến động tỷ giá ngoại tệ
  • Phí Change of Destination (COD): Phụ phí thay đổi cảng đích chẳng hạn như: Phí đảo chuyển, phí xếp dỡ, phí lưu container, vận chuyển đường bộ,...
  • Phí Low Sulphur Surcharge (LSS): Phụ phí giảm thải lưu huỳnh, áp dụng từ ngày 01/01/2015 cho các khu vực kiểm soát khí thải.
  • Phí Destination Delivery Charge (DDC): Phụ phí logistics giao hàng tại cảng, loại phí này không liên quan đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng. Thực chất nó là phí do chủ tàu thu để bù chi phí dỡ khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng và phí ra vào cổng cảng. 
  • Phí Panama Canal Surcharge (PCS): Phụ phí qua kênh đào Panama.
  • Phí Port Congestion Surcharge ( PCS): Phí tắc nghẽn cảng, áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc làm tàu bị chậm chễ rời cảng, phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu.
  • Phí Suez Canal Surcharge (SCS): Phụ phí qua kênh đào Suez.
  • Phí Automatic Manifest System (AMS): Phí khai báo hải quan tự động bắt buộc cho các lô hàng nhập khẩu vào Mỹ, Canada, Trung Quốc.
  • Phí Container Imbalance (CIC): Phụ phí mất cân đối vỏ Container hoặc có thể hiểu là phí chuyển vỏ container rỗng.
  • Phí Entry Summary Declaration (ENS): Phí khai manifest tự động tại cảng đến cho các lô hàng nhập khẩu vào Liên Hiệp Châu Âu, nhằm đảm bảo an ninh thương mại cho khu vực.
  • Phí Advance filing rules (AFR): Phí khai manifest tự động cho các lô hàng nhập khẩu vào Nhật.
  • Phí Bill of Lading ( Bill): Đây là phí chứng từ để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu. 
  • Phí Delivery order (D/O): Khi có một lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam thì consignee phải đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng. Sau đó, mang ra cảng xuất trình cho khỏ làm phiếu EIR thì mới lấy được hàng.
  • Phí Terminal Handling Charge (THC): Phí xếp dỡ tại cảng.

Xem thêm: Dịch vụ logistics mới nhất 2023 

Phụ phí logistics

Trên đây là những thông tin về phụ phí logistics trong vận tải thường gặp. Chỉ khi nắm vững những thông tin này bạn mới lựa chọn được phương án xuất nhập khẩu hàng hóa tối ưu. Mọi thắc mắc xin về logistics vui lòng liên hệ với HB logistics.