Bảo đảm hàng hải là gì? Quy định bảo đảm tốt nhất hiện nay

Post by : Phương Mai

Bảo đảm hàng hải là gì? Quy định về bảo đảm an toàn hàng hải và Quy định chung về bảo đảm an toàn hàng hải như thế nào? Hãy cùng HB Logistics tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây nhé!

Bảo đảm hàng hải

Bảo đảm hàng hải

Bảo đảm hàng hải là gì?

Bảo đảm hàng hải là tên của một cơ quan nhà nước có chức năng bảo vệ sự an toàn của các phương tiện vận tải trên biển. Nhiệm vụ chính của cơ quan đảm bảo hàng hải là:

  • Quản lý và vận hành đèn biển đảm bảo 100% thời gian chất lượng cao.
  • Đảm bảo hệ thống báo hiệu nổi dẫn luồng và tiêu trên các tuyến luồng tàu biển quốc gia liên tục hoạt động chất lượng đạt yêu cầu, không có bất kỳ sự cố nào do báo hiệu.
  • Thực hiện khảo sát và đo đạc các tuyến luồng hàng hải trung thực, chính xác và cung cấp kịp thời thông tin cho người đi biển. Đảm bảo không có bất cứ sự cố tai nạn, sự cố hàng hải lỗi do khảo sát và thông báo thông tin muộn gây ra.
  • Quản lý, nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải thường xuyên. Nhằm đảm bảo độ sâu đạt yêu cầu, góp phần thúc đẩy các tàu ra vào cảng Việt Nam được an toàn, đạt kết quả tốt.
  • Đóng các phao báo hiệu các loại theo thiết kế đã được kiểm duyệt.
  • Đảm bảo thông tin liên lạc luôn được thông suốt giữa các trạm đèn, phương tiện thủy, trạm luồng và lãnh đạo các phòng ban. Để đảm bảo mọi sự cố trên các luồng tàu biển được xử lý kịp thời.
  • Cập nhật thông tin chính xác về tình hình diễn biến các con báo và thông báo cho các phương tiện thủy, trạm luồng để có phương án phòng chống sớm để giảm thiệt hại do lũ báo gây ra.

Bảo đảm hàng hải là gì

Bảo đảm hàng hải là gì

Phí bảo đảm hàng hải bao nhiêu?

Khi sử dụng phương tiện vận tải đường biển thì chủ tài cần phải đóng khoản phí đảm bảo hàng hải. Mức phí mà chủ phương tiện vận tải trên biển phải đóng cho cơ quan bảo đảm hàng hải Việt Nam được quy định như sau:

 

Những trường hợp cần bảo đảm hàng hải

Những trường hợp cần bảo đảm an toàn hàng hải là:

  • Xuồng ca nô của tàu mẹ chở khách neo tại khu vực hàng hải, cảng biển cho phép thực hiện vận chuyển khách ra vào bờ.
  • Tàu thuyền ra vào cảng biển để cấp cứu bệnh nhân và bàn giao người cứu được trên biển mà không đón, trả hay bốc xếp hàng hóa theo xác nhận của cảng vụ hàng hải. Tàu tuyền tham gia tìm kiếm, cứu nạn, phòng chống thiên tai, bão lũ theo lệnh điều động hoặc được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
  • Tàu thuyền đang làm hàng tại bến cảng phải di chuyển sang khu vực hàng hải khác theo giấy phép rời cảng của cảng vụ hàng hải để tránh bão khẩn cấp. Các tàu thuyền này sẽ được miễn thu phí bảo đảm hàng hải lượt vào, rời cảng đến tránh báo và cảng được cấp phép đi tránh bão.
  • Tài thuyền của lực lượng vũ trang nước ngoài đến khu vực hàng hải để thăm chính thức hoặc xa giao theo lời mời của nhà nước Việt Nam. Tài thanh thiếu niên đến bến cảng hàng hải để giao lưu thể thao, văn hóa theo lời mời của cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ chính phủ Việt Nam.

Bảo đảm hàng hải là gì

Quy định bảo đảm hàng hải?

Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung được quy định tại điều 108 trong Bộ luật hàng hải Việt Nam như sau:

Hoạt động

Bảo đảm hàng hải gồm các hoạt động sau đây:

  • Hoạt động tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hoạt động này thực chất là việc thiết lập và vận hành hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải. Các công việc cụ thể là: việc tổ chức thực hiện quy hoạch, tổ chức khai thác hệ thống bảo đảm an toàn hàng hải, quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tiêu chuẩn hóa, đánh giá, giám sát chất lượng cung cấp dịch vụ bảo đảm hàng hải. Tổ chức và quản lý bảo đảm an toàn hàng hải với các quy định chặt chẽ và phối hợp thực hiện đảm bảo đạt hiệu quả cao. 
  • Cung cấp dịch vụ bảo đảm hàng hải: các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải để hỗ trợ cho việc bảo đảm an toàn cho hàng hóa.

Quy định bảo đảm hàng hải?

Quy định bảo đảm hàng hóa

Dịch vụ

Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc bao gồm:

  • Thiết lập, vận hành, duy trì và bảo trì luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và tuyến hàng hải: Nhằm bảo đảm an toàn hàng hải thì dịch vụ quan trọng hàng đầu là báo hiệu hàng hải, đây là yếu tố quan trọng khi bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc bắt buộc phải có.
  • Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, tuyến hàng hải và luồng hàng hải: các chủ thể có thể hoạt động an toàn tại các vùng biển được phép hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào hải đồ. Do đó dịch vụ khảo sát, xây dựng hải đồ chuẩn xác với mục đích cuối cùng là bảo đảm an toàn hàng hải.
  • Thông báo hàng hải;
  • Kiểm soát và điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc: Cung cấp dịch vụ này nhằm mục đích kiểm soát, điều tiết hoạt động của tàu trong quá trình hoạt động hàng hải đạt hiệu quả cao.
  • Xây dựng và phát hành ấn phẩm, tài liệu an toàn hàng hải: Các tài liệu này làm tài liệu tham khảo, nâng cao sự hiểu biết về an toàn hàng hải cho các chủ thể hoạt động hàng hải.
  • hông tin điện tử hàng hải: Nắm bắt và truyền bá các thông tin hàng hải để các chủ thể hoạt động hàng hải được biết nhanh chóng, kịp thời.
  • Hoa tiêu hàng hải: Là người có đặc biệt quan trọng trong bảo đảm an toàn hàng hải. Nhờ có hoa tiêu hàng hải mà thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu.
  • Tìm kiếm, cứu nạn: Trong quá trình hoạt động hàng hải, rất khó để tránh xảy ra các vụ tai nạn trên biển. Vì thế, công tác tìm kiếm, cứu nạn hàng hải rất quan trọng và cần thiết để bảo đảm an toàn hàng hải.
  • Loại bỏ các chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn hàng hải: Công việc này có tác dụng ngăn chặn, hạn chế các chướng ngại vật ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện vận tải hàng hải.
  • Các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải khác được pháp luật cho phép: các dịch vụ này bổ sung, hỗ trợ đắc lực cho dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải ở trên.

Quy định chung về bảo đảm an toàn hàng hải

Quy định quản lý hoạt động bảo đảm hàng hải  

Quy định chung về bảo đảm an toàn hàng hải được quy định tại Điều 38 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động bảo đảm hàng hải như sau:

– Nguyên tắc xây dựng báo hiệu hàng hải là bố trí tại các vị trí cần thiết, nhằm bảo đảm an toàn hàng hải tuyệt đối theo quy định của pháp luật.

– Trách nhiệm về việc tổ chức, quản lý và thực hiện báo hiệu hàng hải sẽ do Bộ Giao thông vận tải là chủ thể chịu trách nhiệm toàn bộ.

– Cảng vụ hàng hải là chủ thể chịu trách nhiệm kiểm tra hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải trong vùng nước cảng biển, khu vực quản lý

– Chủ thể quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm về an toàn hoạt động của hệ thống báo hiệu hàng hải là các doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải 

Trong quá trình hoạt động hàng hải thì các tổ chức, doanh nghiệp quản lý khai thác luồng hàng hải chuyên dùng, vùng nước trước cầu cảng, luồng hàng hải công cộng. Hoặc tiến hành khảo sát, xây dựng, quản lý khai thác công trình trong vùng biển, cảng biển Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó các tổ chức này có nghĩa vụ thiết lập, quản lý, vận hành và chịu trách nhiệm về chất lượng hệ thống báo hiệu hàng hải trên các luồng, vùng nước đó theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được công bố. Trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp này không thực hiện đúng nghĩa vụ theo tiêu chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Quy định quản lý hoạt động bảo đảm hàng hải  

Quy định quản lý hoạt động bảo đảm hàng hải

Quy định đầu tư xây dựng báo hiệu bảo đảm hàng hải  

Đầu tư xây dựng báo hiệu bảo đảm hàng hải được quy định tại Điều 39 Nghị định 58/2017/NĐ-CP Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải như sau:

- Việc đầu tư xây dựng quy mô, tính chất và đặc điểm của dự án báo hiệu hàng hải được căn cứ từ nguồn vốn nhà nước.

– Chủ thể có vai trò quyết định đầu tư là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Đơn vị này sẽ tiến hành khảo sát, xem xét và quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền cho Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam theo quy định của pháp luật.

– Để bảo đảm hàng hải đạt hiệu quả tốt nhất thì Doanh nghiệp bảo đảm an toàn hàng hải phải thiết lập báo hiệu hàng hải phục vụ kịp thời, đột xuất đảm bảo các nhu cầu cấp thiết của an toàn hàng hải. Đồng thời Doanh nghiệp này phải báo cáo ngay cho Cảng vụ hàng hải khu vực và Cục Hàng hải Việt Nam để các cơ quan này nắm bắt và xử lý.

– Các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác luồng hàng hải chuyên dùng hoặc sử dụng các vùng nước, có nghĩa vụ thiết lập báo hiệu hàng hải như sau:

  • Vùng khoan thăm dò địa chất, khai thác khí đốt, dầu mỏ: Đối với vùng này, nguy cơ tiềm ẩn về mất an toàn hàng hải đặc biệt cao. Do đó mà việc thiết lập báo hiệu hàng hải có vai trò quan trọng và cần thiết đối với việc thăm dò, khai thác này.
  • Vùng biển đánh bắt, nuôi trồng hải sản: là một trong những vùng biển có nhiều tàu đi qua. Vì thế rất cần phải thiết lập báo hiệu hàng hải để bảo đảm hàng hải luôn được an toàn.
  • Vùng công trình đang thi công trục vớt cứu hộ, cứu nạn
  • Vùng đặt đường ống ngầm, đường cáp, công trình ngầm và thiết bị ngầm có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải: Khu vực này cần thiết lập báo hiệu hàng hải để tránh việc va chạm và hoạt động khác gây thiệt hại.
  • Vùng diễn tập quân sự, phòng chống cháy nổ, tìm kiếm cứu nạn, ứng cứu khắc phục sự cố tràn dầu;
  • Vùng đặt hệ thống thu thập dữ liệu hải dương và  vùng giải trí, du lịch và thể thao.

Quy định đầu tư xây dựng báo hiệu bảo đảm hàng hải  

– Về nghĩa vụ thiết lập báo hiệu bảo đảm hàng hải thuộc về các chủ thể sau: Các tổ chức, cá nhân khi xây dựng các công trình vượt qua luồng hàng hải, công trình ngầm hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải nhu cầu, cáp treo, đường dây điện, giàn khoan, phong điện, nhiệt điện, thủy điện và các công trình tương tự khác. Theo đó thì các chủ thể này sẽ có quyền và nghĩa vụ thiết lập báo hiệu đảm bảo hàng hải theo quy định đạt hiệu quả tối đa.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về các vấn đề liên quan đến bảo đảm hàng hải theo quy định của Bộ Luật hàng hải. Hy vọng những thông tin này bảo đảm an toàn hàng hải ở trên có thể giúp ích cho công việc của bạn. Nếu có nhu cầu thuê kho lạnh bảo quản chất lượng, hãy liên hệ với HB Logistics để được báo giá ưu đãi nhé!

Phương Mai

Tôi là Nguyễn Phương Mai content marketing của H&B Logistics - Phụ trách phát triển nội dung website: hblogistics.com.vn. Với tầm nhìn và sứ mệnh xây dựng website trở thành một trang dịch vụ số 1 Việt Nam về mảng Cho Thuê Kho Lạnh, Dich vụ Hải Quan, Logistics... Mang đến những dịch vụ chất lượng vượt trội giá cả cạnh tranh nhất cho các doanh nghiệp. Kết hợp phát triển kênh Blog H&B Logistics cung cấp nhiều giá trị kiến thức.

Hotline: 0983 038 668
Nhắn tin Facebook Zalo: 0983.038.668