
Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh 2022 cần những giấy gì
Mặt hàng thực phẩm đông lạnh cần có các điều kiện đặc thù riêng khi bảo quản, kinh doanh. Vậy điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh là gì? Đây là những thắc mắc của các doanh nghiệp muốn kinh doanh mặt hàng này. Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm những kiến thức hữu ích nhất về lĩnh vực này.
Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh
Điều kiện về cơ sở vật chất
Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh đầu tiên là cần có địa điểm, diện tích kho hàng thích hợp. Nơi bảo quản thực phẩm đông lạnh cần có khoảng cách an toàn đối với các nguồn ô nhiễm, độc hại.
Ngoài ra một số điều kiện về cơ sở vật chất cần có của đơn vị kinh doanh thực phẩm đông lạnh như:
- Đơn vị có đủ nước theo quy định phục vụ quá trình kinh doanh thực phẩm
- Địa chỉ có đầy đủ trang thiết bị xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm. Đầy đủ phương tiện rửa khử trùng, chống côn trùng và động vật gây hại.
- Hệ thống xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức của người kinh doanh thực phẩm.
Điều kiện về cơ sở vật chất
Điều kiện về quy trình bảo quản
Quy trình bảo quản là điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh tiếp theo mà doanh nghiệp cần quan tâm. Cụ thể các điều kiện về quy trình bảo quản thực phẩm đông lạnh như sau:
- Nơi bảo quản, phương tiện bảo quản diện tích đủ rộng nhằm đáp ứng lưu trữ nhiều loại thực phẩm riêng biệt. Đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật xếp dỡ an toàn và vấn đề vệ sinh khi bảo quản.
- Ngăn ngừa tác động của nhiệt độ, độ ẩm, động vật, bụi bẩn, mùi lạ… Đảm bảo các yếu tố về ánh sáng, thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thiết bị thông gió…
Điều kiện về vận chuyển thực phẩm
Đối với việc vận chuyển thực phẩm đông lạnh cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phương tiện vận chuyển làm từ vật liệu không gây ô nhiễm thực phẩm
- Bảo đảm các điều kiện bảo quản thực phẩm khi vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức kinh doanh.
- Không vận chuyển thực phẩm đông lạnh cùng hàng hoá độc hại gây ảnh hưởng chất lượng. Đây là điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh bắt buộc mà doanh nghiệp cần nắm vững.
Quy định kiểm dịch
Theo điều 7 Thông tư 11/2009/TT-BNN khi vận chuyển thực phẩm đông lạnh ra ngoài tỉnh cần tiến hành đăng ký kiểm dịch. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh bao gồm:
- Đơn đăng ký kiểm dịch động vật đông lạnh
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định
- Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan kiểm dịch của nước xuất khẩu.
- Sales Contract, CQ
Thủ tục đăng ký kinh doanh cá thể
Theo Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể quy định:
- Người đại diện, cá nhân gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Trong Giấy đề nghị có các nội dung như tên hộ kinh doanh, địa điểm, số điện thoại, ngành nghề kinh doanh, vốn kinh doanh…
- Bên cạnh Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần có bản sao CCCD, CMND, Hộ chiếu còn thời hạn. Ngoài ra cần có bản sao biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sau 03 ngày làm việc nếu hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ,cơ quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần bổ sung cho người thành lập hộ kinh doanh.
- Định kỳ hàng tháng, cơ quan cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý cấp tỉnh.
Thủ tục đăng ký kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể đóng thuế bao nhiêu?
Theo điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh, hộ kinh doanh cá thể cần thực hiện đóng thuế cho Nhà nước. Trong đó Hộ kinh doanh cá thể phải nộp thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Thuế môn bài có 6 bậc theo Điểm 2, Mục I Thông tư 96/2002/TT-BTC
Bậc thuế |
Thu nhập 1 tháng |
Mức thuế cả năm |
1 |
> 1.500.000 |
1.000.000 |
2 |
> 1.000.000 - 1.500.000 |
750.000 |
3 |
Trên 750.000 - 1.000.000 |
500.000 |
4 |
Trên 500.000 - 750.000 |
300.000 |
5 |
Trên 300.000 - 500.000 |
100.000 |
6 |
< 300.000 |
50.000 |
Thuế giá trị gia tăng được tính theo Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC
Thuế khoán thuế GTGT = Biểu GTGT trên doanh thu của cục thuế x Doanh thu x Thuế suất thuế GTGT. Trong đó Biểu tỷ lệ GTGT được ban hành kèm theo Công văn 763/BTC – TCT.
Thuế thu nhập cá nhân theo Điều 8 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu khoán trong kỳ tính thuế x Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định.
Trong đó, tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định được xác định như sau:
Hoạt động |
Tỷ lệ thu nhập chịu thuế ấn định (%) |
Phân phối hàng hóa |
7 |
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu |
30 |
Sản xuất, vận tải, dịch vụ gắn với hàng hóa, xây dựng bao thầu nguyên vật liệu |
15 |
Hoạt động kinh doanh khác |
12 |
Cá nhân kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hóa đơn:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu tính thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế – Chi phí hợp lý được trừ trong kỳ tính thuế + Thu nhập chịu thuế khác trong kỳ tính thuế.
Trên đây là những điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh mà chúng tôi tiết lộ đến bạn đọc. Hiểu rõ những quy định và điều kiện này giúp quá trình kinh doanh thực phẩm đông lạnh diễn ra hiệu quả hơn. Nếu khách hàng có nhu cầu thuê kho lạnh bảo quản hàng hóa, hãy liên hệ H&B Logistic.