Thuế xuất nhập khẩu là gì? Đối tượng chịu thuế, miễn thuế

Post by : Phương Mai

Xuất khẩu hàng hóa qua biên giới Việt Nam hoặc qua nội địa mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng kinh tế. Và những mặt hàng này đều phải chịu thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Vậy thuế xuất nhập khẩu là gì? Vai trò và mục đích của thuế xuất nhập khẩu trong đời sống, sản xuất như thế nào? Hãy cùng HB Logistics tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!

Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu là gì?

Thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào những hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Bao gồm cả trường hợp nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước và xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan. Theo đó, đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam. Người kê khai nộp thuế là tổ chức, các nhân nhận ủy thác, …

Mục đích của thuế xuất nhập khẩu

Sau khi hiểu được thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu là gì?, vấn đề nhiều người quan tâm là mục đích của việc thu thuế xuất nhập khẩu:

  • Tạo nguồn lực tài chính cho ngân sách nhà nước luôn được ổn định.
  • Hạn chế xuất nhập khẩu những loại vật tư, mặt hàng, nguyên liệu quý hiếm để phát triển kinh tế trong nước được cân bằng, bảo vệ môi trường sinh thái và thỏa mãn nhu cầu thị trường.
  • Tăng cường hoặc hạn chế hàng hóa ra vào thị trường trong nước, từ đó thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nội địa.
  • Thông qua công cụ thuế, nhà nước thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư từ nước ngoài.
  • Góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế.  Mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.

Mục đích của thuế suất nhập khẩu

Tạo nguồn lực tài chính cho ngân sách nhà nước luôn được ổn định

Vai trò của thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất nhập khẩu thể hiện ba vai trò quan trọng sau:

Đối với các hàng hóa nhập khẩu bị đánh thuế suất thuế nhập khẩu nên trong thực tế giá cả của loại hàng hóa này trên thị trường nhập khẩu sẽ tăng lên. Trong khi đó, cùng loại hàng hóa đó được sản xuất trong nước sẽ có giá thành rẻ hơn, vì không phải chịu thuế nhập khẩu. Đây cũng là yếu tố quyết định đến sức cạnh tranh của hàng nội địa và hàng nhập khẩu. Do đó, việc đánh thuế xuất nhập khẩu được xem là giải pháp hữu hiệu để bảo hộ nền sản xuất trong nước. So với các mặt hàng cùng loại của những nước khác thì sức tiêu thụ hàng của nước ta cũng không hề thua kém.

Đối với các hàng hóa xuất khẩu bị đánh thuế suất thuế xuất khẩu có mức tiêu thụ ở thị trường nước ngoài có phần khó khăn hơn thị trường nội địa. Khi đó, hàng hóa buộc phải ở lại tiêu thụ ở thị trường nội địa. Đây là giải pháp hữu hiệu để nhà nước bảo hộ thị trường tiêu thụ trong nước. Một khi nhà nước muốn khuyến khích xuất khẩu nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho mặt hàng nước mình sản xuất trên thị trường nước ngoài thì thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ được quy định giảm đ, thậm chí là bằng không. Việc nhà nước giảm thuế xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Vai trò của thuê suất nhập khẩu

Vai trò của thuê suất nhập khẩu

Phương pháp tính thuế xác định căn cứ thuế

Theo quy định của pháp luật, có 3 phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu là:

Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm

Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm được tính theo công thức sau:

Thuế XNK phải nộp =  trị giá tính thuế x thuế suất theo tỷ lệ %

Trong đó:

  • Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Thuế suất theo tỷ lệ % được xác định cho từng mặt hàng và có thể thay đổi tại thời điểm tính thuế. 

Phương pháp tính thuế tuyệt đối

Công thức tính thuế tuyệt đối như sau:

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp = Lượng hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu x mức thuế tuyệt đối.

Trong đó, mức thuế tuyệt đối có sự biến động theo từng thời điểm tính thuế.

Phương pháp tính thuế hỗn hợp

Thuế hỗn hợp được xác định là tổng số tiền thuế tuyệt đối và số tiền thuế theo tỷ lệ %.

Trong đó, thời điểm tính thuế được quy định tại điều 8 luật 107/2016/QH13 là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Thời điểm nộp thuế quy định tại điều 9, luật 107/2016/QH13 là trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của luật hải quan.

Các loại thuế phổ biến hiện nay

Thuế xuất nhập khẩu được chia thành 3 loại phổ biến là:

Thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá là loại hình được áp dụng trong trường hợp hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam. Các mặt hàng khi bán phá giá sẽ đe dọa và gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Đồng thời cũng ngăn cản sự hình thành và phát triển của các ngành sản xuất trong nước.

Thuế chống trợ cấp

Thuế chống trợ cấp là loại thuế nhập khẩu bổ sung, được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Các mặt hàng này có nguy cơ đe dọa, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và ngăn cản sự phát triển, hình thành của các ngành sản xuất trong nước.

Thuế tự vệ

Thuế tự vệ là loại thuế nhập khẩu bổ sung áp dụng trong các trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam. Điều này là ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự phát triển, hình thành của các ngành sản xuất trong nước.

Các loại thuế phổ biến hiện nay

Các loại thuế phổ biến hiện nay

Đối tượng miễn thuế, giảm thuế, đóng thuế

Theo luật thuế xuất nhập khẩu quy định đối tượng miễn thuế, giảm thuế, đóng thuế như sau:

Đối tượng miễn thuế

Đối tượng được miễn thuế xuất nhập khẩu là gì? Theo quy định của luật hàng hải về thuế suất thuế xuất khẩu và thuế suất thuế nhập khẩu đối tượng miễn thuế nếu thuộc trong các trường hợp sau:

  • Tài sản là quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển.
  • Hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu để gia công hoặc sản phẩm gia công xuất nhập khẩu.
  • Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất sản phẩm, hàng xuất khẩu.
  • Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất hoặc tái xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định.
  • Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định cho đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư.
  • Hàng hóa sản xuất , gia công, tái chế và lắp ráp tại khu phi thuế quan.
  • Nguyên vật liệu, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế.
  • Nguyên liệu, linh kiện, vật tư nhập khẩu nhằm phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, phần mềm, nội dung số. 
  • Hàng hóa nhập khẩu không phục vụ mục đích thương mại.

Đối tượng giảm thuế

Hàng hóa nhập khẩu hoặc xuất khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, được quy định trong Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nếu mất mát, hư hỏng do nguyên nhân khách quan được giảm thuế theo quy định. 

Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu là ai? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Theo quy định của pháp luật Việt Na, đối tượng chịu thuế là:

  • Hàng hóa nhập khẩu của các tổ chức kinh tế Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế được phép mua bán, vay nợ,  trao đổi với nước ngoài. 
  • Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu của các hình thức đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế nước ngoài Việt Nam.
  • hàng hóa được phép xuất nhập khẩu chế xuất tại Việt Nam và doanh nghiệp trong khu chế xuất được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.
  • Hàng hóa xuất nhập khẩu để làm hàng mẫu, hàng quảng cáo hay viện trợ hoàn lại và không hoàn lại, dự hội triển lãm. 
  • Hàng hóa là tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng vượt tiêu chuẩn hành lý được miễn thuế.

Các hàng hóa nhập khẩu thường bị chịu thuế

Các hàng hóa nhập khẩu thường bị chịu thuế

 Đối tượng nộp thuế

Nếu bạn đang thắc mắc đối tượng nộp thuế xuất nhập khẩu là ai?, hãy theo dõi ngay dưới đây. Đối tượng nộp thuế là:

  • Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu.
  • Tổ chức nhận ủy thác nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa.
  • Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
  • Đại lý làm thủ tục hải quan được ủy quyền nộp thuế xuất nhập khẩu. 
  • Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh quốc tế nộp thuế thay theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

Đối tượng hoàn thuế

Đối tượng hoàn thuế áp dụng cho một số đối tượng sau:

  • Hàng hóa đã xuất khẩu phải tái nhập và hàng hóa đã nhập khẩu phải tái xuất.
  • Thiết bị, máy móc, dụng cụ, phương tiện vận chuyển cấu các tổ chức cá nhân được phép tái xuất, tạm nhập.
  • Hàng hóa nhập khẩu để kinh doanh, sản xuất nhưng đã xuất khẩu sản phẩm.
  • Người nộp thuế đã nộp thuế xuất nhập khẩu cho hàng hóa đó, nhưng không có hàng xuất, nhập khẩu hoặc số lượng ít hơn so với  lượng đã nộp thuế. Đối với trường hợp có số tiền thuế tối thiểu sẽ không được hoàn thuế.

 

Hàng hóa đã xuất khẩu phải tái nhập và hàng hóa đã nhập khẩu phải tái xuất

Hàng hóa đã xuất khẩu phải tái nhập và hàng hóa đã nhập khẩu phải tái xuất

Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn hiểu được thuế xuất nhập khẩu là gì? và phương pháp tính thuế xác định căn cứ thuế. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích giúp bạn giải quyết các vấn đề trong công việc được dễ dàng, nhanh chóng. Nếu bạn cần thuê kho lạnh bảo quản đừng quên liên hệ với HB Logistics để được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất với mức giá ưu đãi nhé

Xem thêm : Dịch vụ khách hàng trong logistics là gì?

Phương Mai

Tôi là Nguyễn Phương Mai content marketing của H&B Logistics - Phụ trách phát triển nội dung website: hblogistics.com.vn. Với tầm nhìn và sứ mệnh xây dựng website trở thành một trang dịch vụ số 1 Việt Nam về mảng Cho Thuê Kho Lạnh, Dich vụ Hải Quan, Logistics... Mang đến những dịch vụ chất lượng vượt trội giá cả cạnh tranh nhất cho các doanh nghiệp. Kết hợp phát triển kênh Blog H&B Logistics cung cấp nhiều giá trị kiến thức.

Hotline: 0983 038 668
Nhắn tin Facebook Zalo: 0983.038.668