Ocean freight là gì? Có phải là chi phí cước biển không?

Post by : Phương Mai

Với nhiều người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu đường biển thì không còn mấy xa lạ với thuật ngữ Ocean freight. Bởi, hầu hết các lô hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển đều phải chi trả khoản phí này. Vậy Ocean freight là gì và ai là người trả Ocean freight? Bài viết dưới đây của HB Logistics sẽ giúp bạn đi sâu tìm hiểu chi tiết những kiến thức này, đừng bỏ lỡ nhé!

Ocean freight là gì?

Ocean freight là gì?

Trong tiếng anh thì Ocean freight được hiểu theo nghĩa là phương thức vận tải biển, được viết tắt O/F. Tại Việt Nam, Ocean freight là thuật ngữ được sử dụng để chỉ phụ phí cước biển do hãng tàu thu. Khoản phí này được tính với mục đích bù đắp doanh thu của hãng tài giảm do một vài nguyên nhân khách quan như: giá nguyên liệu biến động thất thường, bùng cháy chiến tranh,...

Trong hoạt động vận tải đường biển, Ocean freight không cố định mà thường xuyên biến đổi tùy vào quy định của hãng tàu. Bất kỳ thay đổi tăng hay giảm phụ phí cước biển đều được hãng tàu thông báo cho người gửi hàng trong thời gian sớm nhất trước khi áp dụng công khai. Vì thế, chủ hàng cần nắm được các thông báo phụ phí Ocean freight càng sớm càng tốt để đảm bảo việc tính toán chi phí được chính xác nhất.

Ngoài khoản phụ phí cước biển, chủ hàng muốn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần đóng một số khoản phụ phí khác. Chi tiết các khoản phụ phí này được hãng tàu quy định cụ thể theo từng tuyến vận tải mà lô hàng đi qua. 

Như vậy bạn đã hiểu được Ocean freight là gì rồi, đây là loại phụ phí cước đường biển được chi trả cho hãng tàu để vận chuyển hàng hóa từ cảng này đến cảng khác. Việc nắm vững các khoản phụ phí này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bạn xác định chính xác các khoản chi phí vận chuyển của một lô hàng và ai là người chi trả để mang lại nguồn lợi cao nhất.

Xem thêm: Dịch vụ logistics mới nhất chất lượng nhất

Ocean freight là gì?

Ai là người trả Ocean freight

Sau khi hiểu được Ocean freight là gì thì vấn đề tiếp theo có thể bạn đang quan tâm đó là ai là người trả Ocean freight. Một số người cho rằng người gửi hàng sẽ là người trả, một số khác lại khẳng định người nhận mới là người trả. Vậy thực tế ai là người trả Ocean freight?

Thực tế, hiện nay chưa có quy định cụ thể người gửi hay người nhận phải trả phí cước biển. Thay vào đó, hai bên là người gửi và người nhận sẽ tự thống nhất khi mua hàng để xác định cụ thể người trả phụ phí cước biển cho hãng tàu trong hợp đồng.

Nếu trong hợp đồng không có thêm các thỏa thuận khác thì có 2 trường hợp cho người trả Ocean freight là:

  • Người trả Ocean freight là Ocean freight: Trường hợp này được áp dụng cho các điều kiện giao hàng loại E (EXW) và F (FCA, FAS, FOB).
  • Người trả Ocean freight là Shipper: TRường hợp này áp dụng với các điều kiện giao hàng loại C (CIP, CPT, CFR) và D (DDP, CIF, DAT, DDP).

Tuy nhiên, thực tế có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của người gửi và người nhận hàng hóa. Ví dụ: Hợp đồng vận chuyển có điều kiện FOB, hai bên người gửi và người nhận đã thống nhất rằng người gửi sẽ thanh toán cước phí đường biển. 

Xem thêm: Giao nhận vận tải là gì?

Ai là người trả Ocean freight

Phụ phí Ocean freight thường gặp

Như đã nói ở trên bạn đã hiểu được Ocean freight là gì rồi. Ngoài phụ phí cước biển thì chủ hàng còn phải chịu thêm một số phụ phí Ocean freight thường gặp. Cụ thể như sau:

Đối với hàng nhập

  • Phí Ocean freight (O/F): là phụ phí cước biển được thực hiện chi trả cho quá trình vận chuyển hàng hóa đơn thuần từ cảng đến cảng.
  • Phí Terminal Handling Charge (THC): Đây là khoản phụ phí xếp dỡ hàng trên mỗi container tại cảng. Khoản phụ phí này thu nhằm mục đích bù đắp lại chi phí của các hoạt động làm tại cảng như xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…
  • Phí Handling fee (Handling): Khoản phí này được thu để chi trả cho quá trình Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài thỏa thuận về việc đại diện cho đại lý tại Việt Nam thực hiện công việc khai báo manifest với cơ quan hải quan, phát hành D/O, B/L cũng như các giấy tờ liên quan…
  • Phí Delivery Order fee (D/O): là phí phát hành lệnh giao hàng.
  • Phí Container Freight Station fee (CFS): Phí chỉ áp dụng với lô hàng lẻ.
  • Phí Container Imbalance Charge (CIC): Là phụ phí vận chuyển vỏ container rỗng
  • Cleaning Container Fee (CCF): là phí vệ sinh container. 

Phụ phí Ocean freight thường gặp

Đối với hàng xuất

  • Phí Ocean freight (O/F): Phụ phí cước đường biển.
  • Phí Terminal Handling Charge (THC): Phụ phí xếp dỡ hàng hóa tại cảng xuất khẩu.
  • Phí Advanced Manifest System fee (AMS): Phụ phí này bắt buộc do hải quan Mỹ, Canada và một số nước khác có yêu cầu khi báo thông tin hàng hóa trước khi hàng hóa được bốc xếp lên tàu vận chuyển đến.
  • Phí Bill of Lading fee (B/L): Phí phát hành Bill of Lading
  • Phí Container Freight Station fee (CFS): Phí áp dụng riêng cho các lô hàng lẻ xuất khẩu.
  • Phí Emergency Bunker Surcharge (EBS): Phụ phí này thu với mục đích bù đắp chi phí hao hụt xăng dầu cho các tuyến hàng đi Châu Á.
  • Phí Entry Summary Declaration (ENS): Phụ phí khai Manifest hàng hóa vào liên hiệp Châu Âu tại cảng đến. Nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực.
  • Phí Advance Filing Rules (AFR): Phí khai Manifest bằng điện tử cho hàng hóa nhập khẩu vào Nhật.

Phụ phí Ocean freight thường gặp

Phí khác

  • Phí Port Congestion Surcharge (PCS): Phụ phí tắc nghẽn cảng.
  • Phí Peak Season Surcharge (PSS): Phụ phí mùa cao điểm.
  • Phí Suez Canal Surcharge (SCS): Phụ phí qua kênh đào Suez.
  • Phí Bunker Adjustment Factor (BAF): Phụ phí thu bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu.
  • Phí Currency Adjustment Factor (CAF): Phụ phí thu bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.
  • Phí Low Sulfur Surcharge (LSS): Phụ phí giảm thải lưu huỳnh.
  • Phí Change of Destination (COD): Phụ phí bù đắp chi phí phát sinh.
  • Phí Destination Delivery Charge (DDC): Phụ phí bù đắp chi phí dỡ xếp dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng và phí ra vào cảng.
  • Phí Import Security Kiling (ISF): Phụ phí kê khai an ninh dành cho hàng nhập khẩu tại Mỹ. 
  • Phí Demurrage (DEM) Phụ phí lưu container tại bãi của cảng, mức ohid sẽ được tính dựa vào số ngày quá hạn để container tại cảng của chủ hàng 

Xem thêm: Dịch vụ giá trị mới nhất chất lượng nhất

Trên đây là những thông tin mà HB Logistics chia sẻ để giúp bạn hiểu được Ocean freight là gì, ai là người trả zero sum game, cũng như các phụ phí Ocean freight thường gặp. Hy vọng những thông tin bổ ích này có thể giúp ích cho trong công việc xuất nhập khẩu của bạn. Để biết rõ hơn về các loại phí và phụ phí đường biển, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với HB Logistics theo địa chỉ dưới đây nhé!

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI H&B LOGISTICS

Address: Lô đất CN3, Khu công nghiệp Yên Mỹ, Xã Tân Lập,

Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

Hotline: 0983 038 668                              

Phone: 0221 221 6868

Email: sales1@kholanhhb.com.vn        

Website: hblogistics.com.vn

Phương Mai

Tôi là Nguyễn Phương Mai content marketing của H&B Logistics - Phụ trách phát triển nội dung website: hblogistics.com.vn. Với tầm nhìn và sứ mệnh xây dựng website trở thành một trang dịch vụ số 1 Việt Nam về mảng Cho Thuê Kho Lạnh, Dich vụ Hải Quan, Logistics... Mang đến những dịch vụ chất lượng vượt trội giá cả cạnh tranh nhất cho các doanh nghiệp. Kết hợp phát triển kênh Blog H&B Logistics cung cấp nhiều giá trị kiến thức.

Hotline: 0983 038 668
Nhắn tin Facebook Zalo: 0983.038.668