Các vận đơn đường biển - Bill off Lading biển phổ biển nhất

Post by : Phương Mai

Phương thức vận chuyển hàng hóa đường biển đang ngày càng được các doanh nghiệp lớn nhỏ ưu tiên lựa chọn. Bởi phương thức này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn các phương thức thức khác. Nhưng trong bộ chứng từ của phương thức vận chuyển đường biển có phát hành một loại giấy tờ là vận đơn. Vậy vận đơn đường biển là gì và có bao nhiêu loại vận đường biển? Hãy cùng HB LOGISTICS tìm hiểu chi tiết các thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!

Vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển là gì?

Vận đơn đường biển là một loại chứng từ dành riêng cho các loại hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Chứng từ này sẽ do đơn vị vận chuyển lập, ký và cấp cho đơn vị gửi hàng. Nhằm mục đích xác nhận đã nhận một lượng hàng hóa nhất định để vận chuyển đường biển và cam kết giao số hàng đó đến cảng đích an toàn, đảm bảo chất lượng và số lượng.

Vận đơn đường biển có thể hiểu đơn giản là bằng chứng về giao dịch hàng hóa giữa người gửi hàng với đơn vị vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng.

Ý nghĩa của vận đường biển

Vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng được ví von là linh hồn của hàng hóa. Bởi ý nghĩa nghiệp vụ của loại chứng từ này vô cùng đặc biệt. Cụ thể:

  • Xác nhận quyền sở hữu: Hãng tàu sẽ căn cứ vào các thông tin trên vận đơn để gia hàng. Người nhận hàng phải xuất trình vận đơn mới được gia hàng.
  • Xác nhận đã nhận hàng để chuyển chở: Vận đơn đường biển giống như một biên lai mà người chuyên chở xác nhận đã nhận hàng rừ người gửi để chuyên chở. Người gửi sẽ phải giữ biên lai đó cẩn thận đến khi hàng được giao cho người nhận hàng ở cảng đích. 
  • Là bằng chứng về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển:  Thường thì người gửi hàng và người vận chuyển sẽ có thỏa thuận trước khi hàng hóa được bốc xếp lên tàu và vận đơn đường biển được phát hành. khi đó, vận đơn chính là bằng chứng đầy đủ về hợp đồng vận tải hàng hóa ghi trong vận đơn.

Vận đơn đường biển

Các thuật ngữ của vận đường biển

Dưới đây là một số thuật ngữ của vận đơn đường biển phục vụ cho quá trình giao dịch:

  • Shipper - Chủ hàng
  • Ship owner - Chủ tàu
  • Broker - Người môi giới
  • Liner booking note - Biên lai lưu cước tàu chợ
  • In apparent good order and condition: Tình trạng bên ngoài rõ ràng và thích hợp
  • Charter party - Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến 
  • Booking note - Giấy lưu cước
  • Ocean Bill of Lading B/L  - Vận đơn đường biển
  • Received for shipment bill of lading - Vận đơn xác nhận đã nhận hàng để xếp
  • Shipped on board bill of lading - Vận đơn xác nhận đã xếp hàng
  • Straight bill of lading - Vận đơn đích danh
  • Bill of lading to bearer - Vận đơn vô danh (vận đơn xuất trình)
  • Bill of lading to order of… -  Vận đơn theo lệnh
  • Clean bill of lading - Vận đơn hoàn hảo
  • Unclean of lading - Vận đơn không hoàn hảo
  • Direct bill of lading - Vận đơn đi thẳng
  • Through bill of lading - Vận đơn chở suốt
  • Combined transport bill of lading hoặc multimodal transport bill of lading - Vận đơn vận tải liên hợp 
  • Voyage bill of lading - Vận đơn tàu chuyến
  • Container of lading - Vận đơn container
  • Liner bill of lading - Vận đơn tàu chợ
  • Copy of lading  - Vận đơn copy
  • Original bill of lading - Vận đơn gốc
  • Number of bill of lading  - Số vận đơn
  • Vessel hay name of ship -  Tên tàu
  • Port of loading - Cảng xếp hàng
  • Via or transhipment port - Cảng chuyển tải
  • Consignee -  Người nhận hàng
  • Notify address -  Ðịa chỉ thông báo
  • Place of delivery -  Nơi giao hàng
  • Name of goods - Tên hàng
  • Marks and numbers - Kỹ mã hiệu
  • Kind of packages and descriptions of goods -  Hình thức đóng gói và mô tả hàng hóa kèm theo
  • Number of packages - Số lượng hàng hóa, thường tính theo kiện
  • Total weight or measurement - Tổng trọng lượng hoặc thể tích
  • Freight and charges - Cước phí và chi chí vận chuyển
  • Number of original bill of lading - Số bản vận đơn gốc
  • Place and date of issue - Thời gian, địa điểm cấp vận đơn
  • Master’s signature - Chữ ký của người chuyên chở

Phân loại vận đơn đường biển phổ biến

Nhiều người chưa biết hết các loại vận đơn đường biển hiện nay khiến quá trình làm việc gặp nhiều khó khăn. Cách phân loại dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và sử dụng hiệu quả hơn.

Phân loại theo chủ thể nhận hàng

Vận đơn theo chủ thể nhận hàng được chia thành 3 loại nhỏ như sau:

Vận đơn theo lệnh

Đây là loại vận đơn được sử dụng nhiều nhất trong thương mại và vận tải quốc tế. Hàng hóa trong vận đơn này sẽ được người chuyên chở giao cho người nhận theo lệnh.

Vận đơn đích danh

Loại vận đơn này có ghi rõ họ tên, địa chỉ người chở hàng và người nhận hàng. Vì thế, hàng hóa sẽ phải giao tận tay cho người nhận. 

Vận đơn vô danh

Loại vận đơn này được xem như một vận đơn theo lệnh, cho phép người chuyên chở giao hàng cho người xuất trình vận đơn. Tức là vận đơn theo lệnh có thể chuyển thành vận đơn vô danh bằng cách không ghi rõ lệnh giao hàng mà chỉ ký hậu vào mặt sau.

Phân loại theo chủ thể cấp vận đơn

Ngoài cách phân loại theo chủ thể nhận hàng, vận đơn đường biển còn có thể chia thành các loại sau:

Vận đơn chủ

Vận đơn chủ thường được viết tắt là MBL hay MB/L, do hãng tàu phát hành có chứa tên và logo của hãng. Mỗi lô hàng chỉ có một MBL gốc và nhiều liên có cùng nội dung. Trên vận đơn này, người gửi hàng là công ty vận tải ở nước xuất khẩu, người nhận hàng là công ty vận tải ở nước nhập khẩu. 

House Bill of Lading

Vận đơn House Bill of Lading thường được viết tắt là HBL, HB/L. Đây là vận đơn đường biển được sử dụng khá phổ biến ở nước ngoài, do công ty vận tải có tên là chủ tàu không tàu - NVOCC phát hành.. Sau khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công ty vận tải, hoàn thiện các thủ tục hải quan và nộp một khoản phí, công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho khách hàng.

Phân loại vận đơn đường biển phổ biến

Phân loại theo pháp lý vận đơn

Phân loại vận đơn đường biển theo pháp lý vận đơn được chia thành 2 loại là:

Vận đơn gốc

Loại vận đơn này được đóng mộc, có dấu Original và ký bằng ta. Người cầm vận đơn gốc chính là chủ sở hữu hàng hóa.

Vận đơn bản sao

Vận đơn bản sao có nội dung giống với vận đơn gốc, nhưng không có dấu, không có chữ ký Đặc biệt là có chữ COPY-NON NEGOTIABLE có nghĩa là không được chuyển nhượng.

Căn cứ vào trình trạng bốc xếp hàng hóa

Vận đơn đường biển còn được phân loại theo tình trạng bốc xếp hàng hóa. Cụ thể:

Vận đơn đã bốc hàng lên tàu

Đây là loại vận đơn do chủ tàu, thuyền trưởng hoặc nhân viên của tàu cấp cho người gửi hàng khi hàng đã bốc lên tàu.

Vận đơn nhận hàng để chở

Vận đơn này được sử dụng như một bản cam kết của đơn vị vận chuyển với chủ hàng là đã nhận hàng và sẽ bốc lên tàu chỉ định trong theo thỏa thuận trước đó.

Phân loại theo pháp lý vận đơn

Căn cứ vào phế chú trên vận đơn đường biển

Căn cứ vào phế chú, người ta chia vận đơn đường biển thành 2 loại sau:

Vận đơn không hoàn hảo

Loại vận đơn này được phát hành khi người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng của hàng hóa như: bao rách, thùng chảy,...

Vận đơn hoàn hảo

Loại vận đơn này không có bất cứ ghi chú xấu nào về lô hàng nên người nhận hàng cũng cảm thấy yên tâm hơn khi nhận hàng 

Căn cứ vào phương pháp thuê tàu

Vận đơn đường biển được phát hành căn cứ vào phương pháp thuê tàu được sử dụng khá phổ biến, gồm các loại sau:

Vận đơn tàu chợ

Loại vận đơn này được phát hành khi người gửi hàng thuê tàu container để chở hàng.

Vận đơn tàu chuyển

Khi chủ hàng sử dụng tàu chuyến để chở hàng và có làm hợp đồng thì vận đơn tàu chuyển được phát hành.

Phân loại theo pháp lý vận đơn

Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa

Vận đơn đi thẳng

Loại vận đơn phát hành cho các hàng hóa được chở thẳng tử cảng load sang cảng dỡ hàng, mà không cần phải qua chuyển tải hay tàu ghé cảng nào.

Vận đơn chở suốt

Loại vận đơn chở suốt dùng để cấp cho chủ hàng không cần quan tâm xem hàng có chuyển tải hay không. Dù trong vận đơn có nhiều người chuyên chở hay nhiều tàu chuyển nhưng chỉ có 1 vận đơn có tính sở hữu duy nhất. Các vận đơn còn lại gọi là vận đơn địa hạt hay biên lai ghi nhận các nhà chuyên chở nhận hàng trao đổi hàng hóa cho nhau và không có tính sở hữu. 

Vận đơn đa phương thức

Vận đơn đa phương thức được phát hành cho các hàng hóa chứa trong container với hình thức door to door. Trong quá trình vận chuyển có thể áp dụng nhiều phương pháp vận chuyển khác nhau như: đường hàng không, đường bộ, đường biển,..

Vận đơn giao hàng bằng điện

Loại vận đơn này rất tiện lợi, chỉ cần có điện giao hàng thì người nhận có thể nhận hàng hóa mà không cần xuất trình vận đơn gốc.

Vận đơn đã được xuất trình

Vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu hoặc đại diện hãng tàu tại cảng xếp hàng. Loại vận đơn này phát hành cho phép người nhận hàng làm hết các thủ tục thanh toán chi phí Local charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O mà không cần nộp bill gốc.

Với các thông tin kể trên, chúng ta đã biết được vận đơn đường biển là gì? Ý nghĩa của vận đơn và các loại vận đơn được sử dụng phổ biến. Từ đó, người dùng có thể áp dụng trong công việc vận chuyển hàng hóa của mình hiệu quả, nhanh chóng. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin vận đơn, thủ tục hải quan,...bạn có thể tham khảo tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI H&B LOGISTICS

Address: Lô đất CN3, Khu công nghiệp Yên Mỹ, Xã Tân Lập,

Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam

Hotline: 0983 038 668                              

Phone: 0221 221 6868

Email: sales1@kholanhhb.com.vn        

Website: hblogistics.com.vn

 

Xem thêm:

Phương Mai

Tôi là Nguyễn Phương Mai content marketing của H&B Logistics - Phụ trách phát triển nội dung website: hblogistics.com.vn. Với tầm nhìn và sứ mệnh xây dựng website trở thành một trang dịch vụ số 1 Việt Nam về mảng Cho Thuê Kho Lạnh, Dich vụ Hải Quan, Logistics... Mang đến những dịch vụ chất lượng vượt trội giá cả cạnh tranh nhất cho các doanh nghiệp. Kết hợp phát triển kênh Blog H&B Logistics cung cấp nhiều giá trị kiến thức.

Hotline: 0983 038 668
Nhắn tin Facebook Zalo: 0983.038.668